Wednesday, October 13, 2010

1 Hãng Đại Hàn: Tuyển Chọn 12,500 Công Nhân Việt






1 Hãng Đại Hàn: Tuyển Chọn 12,500 Công Nhân Việt

VIỆT NAM -- Theo tin của Vietnam.Net ra hôm Thứ Ba, ngày 12-10-2010, cho biết có tới 12,500 công nhân Việt Nam đã xin làm việc trong công ty Đại Hàn RoK.
Những người ghi danh xin việc làm, muốn làm việc tại công ty RoK dưới chương trình EPS, phải qua khỏi cuộc thi tiếng Đại Hàn.
Các cuộc trắc nghiệm sẽ được tổ chức tại Hà Nội, Sài Gòn, Vinh và Đà Nẵng. Công ty RoK định thuê 5,000 công nhân trong ngành sản xuất, 2,000 công nhân trong ngành xây cất, 1,000 công nhân trong lãnh vực nông nghiệp, và 2,000 ngư dân làm nghề đánh cá.
Lee Myung-Hee, Tổng giám đốc của EPS Center Vietnam, nói rằng những câu hỏi sẽ đưoọc giữ an toàn trong hồ hơ ngoại giao và gửi tới đại sứ của RoK tại Việt Nam.
Tất cả kết quả sẽ được nêm phong và gửi tới RoK qua tòa đại sứ, ông Lee cho biết.
Ông Lee nhấn mạnh rằng RoK sẽ phân phối nhân viên để giám sát việc trắc nghiệm, gồm 56 nhân viên từ Cơ Quan Phát Triển Nhân Dụng RoK, 380 thầy cô giáo từ các đại học, các trường cao đẳng và các trung tâm dạy nghề, 100 nhân viên từ MoLISA của Việt Nam và 80 tình nguyện viên từ tòa đại sứ RoK và các tổ chức làm việc tại Việt Nam.

http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=165290

Tuesday, August 17, 2010

Châu Á dẫn đầu thế giới về số lượng bằng sáng chế

Châu Á dẫn đầu thế giới về số lượng bằng sáng chế



Corporate Invention Board, phối hợp với nhật báo kinh tế Les Echos, hôm nay công bố một bảng xếp hạng về số lượng bằng sáng chế của 2.000 tổ hợp đa quốc gia, theo đó các nước châu Á đứng đầu thế giới về số phát minh, sáng chế.

Nếu lâu nay mọi người vẫn đặt câu hỏi về sức mạnh kỹ nghệ hàng đầu của Á châu thì bảng xếp hạng của Corporate Invention Board đã đưa ra một câu trả lời cụ thể. Sức phát triển của Nhật Bản và Hàn Quốc trong lĩnh vực kỹ nghệ qua các bằng sáng chế đã vượt qua các đối thủ Hoa Kỳ và châu Âu, bằng chứng là hai quốc gia châu Á này đã chiếm ¾ con số các bằng phát minh đã được phân tích.

Trong lúc đó, Hoa Kỳ và châu Âu cùng chia nhau 1/3 còn lại của chiếc bánh với tỷ lệ Bắc Mỹ chiếm 14% và châu Âu 11%.

Nói cụ thể hơn, các tập đoàn châu Á chiếm 15 vị trí đầu bảng của thời kỳ 1996-2005. Hitachi của Nhật Bản chiếm kỷ lục với 137.036 bằng sáng chế, là vô địch thế giới trong tất cả các mặt hàng. Và cũng rất hợp lý khi Hitachi lọt vào hàng đầu trong số 10 tập đòan kỹ nghệ đầu bảng tòan thế giới. Hàn Quốc đứng nhì bảng với tập đòan LG có 40.000 bằng sáng chế. Sát gót LG là Samsung Electronics và Canon của Nhật Bản.

Trong các nước châu Âu, Đức dẫn đầu với nhãn hiệu Siemens, xếp thứ 16 toàn cầu với 34.865 bằng phát minh . Giống như Hitachi của Nhật Bản, Siemens của Đức là vô địch công nghệ trong tất cả các loại. Nước Pháp may mắn có được tập đoàn Alcatel-Lucent cứu vãn với 10.816 bằng sáng chế và đây là tập đòan kỹ nghệ duy nhất của Pháp xếp trong bảng 50 quốc gia đầu bảng. Phải tìm xa hơn nữa, tới thứ hạng 97 mới tìm thấy một tập đoàn khác mang lá cờ Pháp, đó là Valeo, chỉ có 5.200 bằng.

Đỉểm thêm một số lĩnh vực khác đã được Les Echos đăng trên bảng vàng bằng sáng chế thế giới, người đọc sẽ thấy Sony của Nhật Bản đứng đầu trong lĩnh vực thính thị audiovisuel với 22.829 bằng, Về liên lạc viễn thông, LG của Hàn Quốc đứng đầu. Hitachi của Nhật Bản quán quân trong lĩnh vực tin học cũng như Canon về quang học.

Kỹ nghệ đóng tàu Hàn Quốc mất vị trí hàng đầu thế giới .

Theo Le Monde, ngành đóng tàu Hàn Quốc với 110.000 nhân công, chiếm 10,2% hàng bán ra nước ngoài trong năm 2008, thu về 43,1 tỷ đôla. Ngành công nghiệp này giữ vai trò xuất khẩu hàng đầu tại quốc gia này.

Nhưng năm 2009 đánh dấu bước lùi của kỹ nghệ đóng tàu Hàn Quốc, ngôi vị số 1 thế giới mà Hàn Quốc nắm giữ từ năm 2000 đã phải giao lại cho Trung Quốc. Từ đầu năm nay tới tháng 11, Trung Quốc đã nhận được 52,3% đơn đặt hàng trong lúc Hàn Quốc chỉ giành được 31.8%.

Nếu trước năm 2008, mỗi tháng, hai tập đoàn Huyndai và Daewoo nhận được hàng chục mối đặt đóng tàu thì từ tháng 10/2009 hai tên tuổi này ngồi không chờ khách.

Lý do khiến công nghệ đóng tàu Hàn Quốc từng phất lên như diều gặp gió những năm 2000 nay bị kéo thấp xuống theo đà buôn bán toàn cầu vì khủng hỏang kinh tế. Các chủ tàu chở hàng là nạn nhân đầu tiên của khủng hoảng kinh tế : hoạt động giảm sút hẳn, nhu cầu mua sắm thêm phương tiện giảm theo, thu nhập cũng xuống. Khách và chủ đóng tàu phải thảo luận lại giá cả. Giá tàu chở hàng trong năm 2009 đã sụt trung bình 30% so với đỉnh điểm năm 2007. Trong cơn khó khăn chung của kỹ nghệ đóng tàu Hàn Quốc, khâu đóng tàu chở container chiếm 34.6% sản xuất quốc gia đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 1/10 thành phẩm còn nằm chờ trên cảng. Thị trường tàu chở hàng đã bị bảo hòa tới mức vào tháng ba vừa qua, cảng Pusan phía Nam Hàn Quốc, cảng thứ năm trên thế giới về lưu lượng container đã giảm mức hoạt động tới 40% và những container rổng không đang chiếm gần hết mặt bằng bến cảng.

Để cứu vãn tình thế, chính quyền Seoul đã tung tiền ra trợ cấp. Ngoài khoản trợ cấp 9.500 tỷ won vào tháng tư, trong tháng 11 Seoul chấp thuận cấp thêm 500 tỷ won nữa, tương đương 292 tỷ euro cho ngành đóng tàu.

Seoul tha thiết với công nghệ đóng tàu vì nhiều lý do, đặc biệt là lý do lịch sử. Được xếp vào hàng công nghiệp chiến lược quốc gia, ngành đóng tàu Hàn Quốc đã phát triển rất nhanh. Những công xưởng trang bị các ụ tàu vào hàng lớn nhất thế giới đã được xây dựng. Các trường đại học được khuyến khích mở rộng việc đào tạo kỹ sư và cán sự chuyên môn cho ngành. Ngày nay, thế giới phải công nhận thành công của kỹ nghệ đóng tàu Hàn Quốc. Nhưng gây giờ, trước tình hình khó khăn chung, các xí nghiệp đóng tàu phải chuyển hướng. Vốn chuyên môn sản xuất các động cơ cho tàu thủy, các xí nghiệp nay chuyển sang làm động cơ chạy bằng sức gió đáp ứng cho nhu cầu năng lượng sạch và mong đợi một ngày mai tươi sáng sẽ trở về với các công xưởng đóng tàu.


http://vietinpdx.com/index.php?mod=article&cat=Khoahoc&article=3179

Wednesday, July 21, 2010

Nam Hàn mỗi năm thịt 2 triệu con chó

Nam Hàn mỗi năm thịt 2 triệu con chó
Tuesday, July 20, 2010 Bookmark and Share



SEOUL, Nam Hàn (The Seoul Times) - Ngày 18 tháng 7, 2010, mới chính thức là “Ngày Chó” (Dog Day) đầu tiên hàng năm của Nam Hàn, thường kéo dài trong cả tháng.

Tuy nhiên một ngày trước đó, chợ Moran, của thành phố Seongnam, nằm về phía Ðông của thủ đô Seoul, đã đông nghẹt các người bán và người mua thịt chó.

Chợ Moran, thường được mô tả là chợ thịt chó lớn nhất của Nam Hàn, cung cấp đến 30% khối lượng thịt chó tiêu thụ trên toàn quốc. Nơi đây có đến cả trăm tiệm bán thịt chó cũng như nhà hàng chỉ bán thịt chó mà thôi.

Ðối với các người bán thịt chó, thì “Ngày Chó” hay “Các Ngày Chó” (Boknal), là khoảng thời gian quan trọng nhất của Mùa Hè, vì vào Mùa Hè mức tiêu thụ thịt chó thường lên đến mức cao nhất.

Mặc dù luôn có các cuộc biểu tình của các người chống giết chó, chống ăn thịt chó nhưng các người bán thịt chó tại chợ Moran, cũng như trên toàn Nam Hàn, đều nhìn nhận số người ăn thịt chó có phần ngày càng gia tăng tại Nam Hàn.

Lee Kang Chun, 55 tuổi, đã bán thịt chó suốt 28 năm nay tại chợ Moran, cho biết ông đã chứng kiến các cuộc biểu tình chống buôn bán thịt chó, ăn thịt chó... từ năm này sang năm nọ, “Tuy nhiên mức bán thịt chó của tôi vẫn luôn gia tăng...” Một phụ nữ bán thịt chó tại chợ Moran, yêu cầu được miễn nêu tên, cho biết “Mức bán thịt chó của chúng tôi tăng lên gần 50% nhân ‘Ngày Chó’ này...”

Người ta cho rằng trước đây người Nam Hàn thường phải ăn thịt chó, vì đất nước của họ quá nghèo, nên không có tiền để có thể mua các loại thịt khác. Vả lại các loại thịt khác, cũng có vẻ hiếm hoi tại đất nước, đã bị tàn phá nặng nề vì cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).

Tuy nhiên cũng có người cho rằng thịt chó là món ăn truyền thống của người Hàn Quốc, rất bổ dưỡng về nhiều mặt, trong đó có sự cường dương.

Theo các thống kê chính thức, cho biết trên toàn Nam Hàn hiện nay có vào khoảng 20,000 nhà hàng, hiệu ăn, bán các món thịt chó, và riêng tại thủ đô Seoul đã có khoảng 6,000 nhà hàng bán thịt chó.

Mỗi ngày trên toàn Nam Hàn giết vào khoảng 20,000 chó để ăn thịt, và hàng năm, trung bình có đến 2 triệu chó bị giết thịt. (L.T.)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=116259&z=5

Sunday, February 7, 2010

Bắc Hàn chấn động sau đổi tiền

Bắc Hàn chấn động sau đổi tiền
Marcus Noland
Viện Kinh tế Quốc tế Peterson

Việc Bắc Hàn đột nhiên đổi tiền đã gây bất ổn cho nền kinh tế, nhưng liệu nó có làm biến động cả bầu chính trị nước này nữa hay không?

Hôm 30/11/2009, Bắc Hàn bất ngờ tung ra đợt cải cách trưng thu tiền tệ, nhằm trấn áp các thị trường tư đang manh nha và vực dậy chủ nghĩa xã hội.

Hành động này đúng như dự kiến đã gây ra hỗn loạn, và giờ đây, có vẻ như chính phủ đã phải lùi bước, đồng ‎ý với việc tái mở lại các chợ tư.

Câu hỏi giờ đây là chuyện này sẽ có tác động như thế nào tới việc chuyển giao lãnh đạo sắp tới của Bắc Hàn?

Trong thập niên 1990, nhà nước Bắc Hàn thấy rằng họ không còn khả năng hoàn tất các nghĩa vụ của hệ thống kế hoạch hóa tập trung. Kết quả là nền kinh tế Bắc Hàn bị buộc phải chấp thuận một số nguyên tắc của thị trường tự do.

Các đơn vị xã hội quy mô nhỏ - như các hộ gia đình, đơn vị lao động, văn phòng chính quyền địa phương và cơ quan đảng - thậm chí cả các đơn vị quân sự nhỏ, bắt đầu phải kinh doanh để tồn tại.

Áp lực thị trường tự do từ người dân bên dưới được thúc đẩy mạnh thêm trong thời kỳ diễn ra nạn đói vào giữa những năm 90, khi có khoảng từ 600 ngàn đến một triệu dân, tức 3 đến 5% dân số khi đó, thiệt mạng.

Chính quyền Bắc Hàn cảm thấy hết sức không an tâm về các hậu quả chính trị trong nước do thay đổi kinh tế. Đôi khi, họ đồng ý đánh giá tình hình thực địa, nhưng đôi khi họ lại đảo ngược cả tiến trình.

Xu hướng trong 5 năm qua thường xuyên là tiêu cực, và biện pháp cải cách trưng thu tiền tệ vừa qua có thể được hiểu là biện pháp mới nhất trong một loạt các động thái nhằm tái khẳng định sự kiểm soát của nhà nước đối với kinh tế.

Không báo trước

Trên nguyên tắc, cải cách tiền tệ không phải là chuyện xấu.

Các chính phủ thường sử dụng biện pháp này để ra dấu sau một thời gian lạm phát cao là những ngày tồi tệ đã qua, và họ sẽ theo đuổi các chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý hơn trong tương lai.

Thông thường, một chính phủ sẽ đưa ra một loại tiền tệ mới với lượng số thập phân nhất định hoặc bỏ bớt đi các số 0, và thường liên hệ mệnh giá tiền mới với một loại tiền thông dụng như dollar hay euro.

Trong những năm gần đây, các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Romania và Ghana đã thực hiện những biện pháp cải cách tương tự.


Biểu đồ về chi phí gia tăng tại Bắc Hàn

Trường hợp Bắc Hàn lại đặc biệt khác với thông lệ, ở chỗ hành động này bị áp đặt lên dân chúng mà không có khuyến cáo từ trước; và nghiêm trọng nhất, người ta áp đặt một hạn chế lớn đối với khả năng chuyển đổi tiền mặt.

Trên thực tế, điều này xóa đi một lượng lớn tiền tiết kiệm của các hộ gia đình cũng như vốn hoạt động của rất nhiều công ty tư nhân.

Người dân được lệnh là trong một tuần, họ phải đổi một lượng tiền cũ hạn chế thành tiền mới, với tỉ lệ 100 ăn 1 (có nghĩa là một won mới bằng 100 won cũ).

Tuy nhiên, mức hạn chế này có nghĩa là số tiền họ được phép đổi chỉ mua được chừng 50kg gạo với giá thị trường.

Tuyên bố này khiến cho người dân hốt hoảng đổ xô đi mua sắm, vì họ phải làm sao tiêu nhanh số tiền chẳng mấy chốc sẽ không còn giá trị. Họ phải mua ngoại hối hoặc các hàng hóa, đồ đạc có khả năng giữ giá.

Khi giá đồng won của Bắc Hàn suy sụp tại các chợ đen, chính phủ ra thêm sắc lệnh cấm sử dụng ngoại tệ, đặt mức giá chính thức đối với các mặt hàng, và hạn chế thời gian mà các chợ và hàng hóa được phép mua bán một cách hợp pháp.

Vật tế thần

Tuy nhiên, khi xã hội bắt đầu đưa ra phản kháng lại các hành động này, chính phủ buộc phải thoái lui, đưa ra đề nghị tăng lương bồi thường, đôi khi là trả lương công nhân vẫn ở mức cũ nhưng bằng tiền mới, có nghĩa là tăng gấp 100 lần thu nhập.

Kết quả là các chợ bị tan rã, do các thương nhân cảm thấy bị đe dọa vì quy định thay đổi đã quyết định giữ lại hàng hóa cung cấp, khiến cho nhiều người dân được biết phải áp dụng phương thức hàng đổi hàng.


Chính phủ nay phải nới lỏng hạn chế về thị trường tự do

Tin tức - vốn rất khó nếu không nói là không thể kiểm chứng được - cho hay đã có các biểu tình, bất ổn dân sự, thậm chí cả các vụ tấn công nhân viên chính phủ đang tìm cách áp đặt các biện pháp hạn chế mới này.

Trong diễn biến mới nhất, chính phủ có vẻ như lùi bước, giảm bớt hạn chế thị trường và theo một số nguồn tin, đã đưa ông Pak Nam-gi, Giám đốc Tài chính của đảng Lao động Bắc Triều Tiên, làm con vật tế thần vì chính sách thất bại.

Tính chính trị của vấn đề này vẫn còn để lại quá nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời.

Cho dù thực tế là đợt đổi tiền vừa rồi là sự kiện kinh tế lớn nhất trong năm, nó không được nhắc gì tới trong các ấn bản chính thức hay xã luận ngày đầu Năm mới.

Một số tin tức từ các mạng lưới của người Bắc Hàn hải ngoại cho biết chính sách này được đưa ra bởi Kim Jong-eun, con trai thứ ba của lãnh đạo Bắc Hàn, người được cho là sẽ lên thay bố. Hành động này cũng được cho là để đánh dấu sự xuất hiện của ông ta như một nhân vật chính trị lớn.

Giờ đây, câu hỏi vẫn còn để ngỏ là liệu thất bại thảm hại này sẽ làm tổn hại đến đâu triển vọng kế nghiệp của ông ta tại một nhà nước tuy thất bại nhưng lại có vẻ có khả năng hạt nhân.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/02/100207_nkorea_currencyreform.shtml